|  Nghệ An   |  Hà Tĩnh   |  Thanh Hóa   |  Quảng Bình   |  Hà Nội   |  Hồ Chí Minh   |  Đà Nẵng    
>> XÃ HỘI | ĐỜI SỐNG

Lễ Trừ tịch trong phong tục đón xuân của người xưa
Tin đăng ngày: 8/2/2024 - Xem: 6961

Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm rất quan trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của người Việt từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều chuẩn bị chu đáo cho việc cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Vậy tại sao lại cần tới hai mâm cúng lễ?

Nguồn gốc lễ Trừ tịch

Nhiều ghi chép cho thấy, ngày xưa đêm Giao thừa còn được gọi là đêm Trừ tịch. Và lễ Trừ tịch này mới thực sự cần phải chú tâm theo quan niệm của người xưa. Trong từ Trừ tịch, "Trừ" là giao lại, "tịch" là ban đêm. Lễ Trừ tịch có nghĩa là lễ được tổ chức khi các quan nhà trời chuyển giao lại nhiệm vụ, diễn ra vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

mam-cung-giao-thua-1.jpg
Lễ Trừ Tịch trong thời khắc Giao thừa của người Việt (Ảnh minh họa)

Người xưa cho rằng có mười hai vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí (con chuột) đến năm Hợi (con lợn), luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên. Các quan nhà Trời đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người. Còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém. Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.

Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan. Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương trầu rượu hoa quả xôi gà; tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.

Ngày nay, nhiều người không thật hiểu ý nghĩa của lễ Trừ tịch. Một số cách hiểu cho rằng cúng ngoài trời lúc giao thừa là cúng chúng sinh. Theo quan niệm đó, khi gia tiên được ăn cỗ trong nhà thì ở ngoài chúng sinh, ma đói không biết ăn tết ở đâu, do vậy muốn được yên ổn cả năm mới sắp tới thì nhất thiết phải có mâm cỗ cúng chúng sinh. Một số gia đình chỉ biết cúng lễ, vái tứ phương, thậm chí chẳng biết khấn Đương niên, Bản cảnh Thành Hoàng. Ý nghĩa thực của lễ Trừ tịch mà ta quen gọi là cúng Giao Thừa đã dần dần phai nhạt.

cung-giao-thua.jpg
Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm rất quan trọng trong tâm thức người Việt (Ảnh minh họa)

Xét đến cùng, dù rằng ý nghĩa của việc cúng ngoài trời có biến đổi thể nào đi nữa thì phong tục cổ truyền này vẫn mang ý nghĩa triết học và nhân văn cao đẹp. Hiểu là lễ các quan nhà trời hay lễ chúng sinh đều được, điều cốt yếu là con người ngày thường cư xử phải đạo, không hổ thẹn với các thế lực tâm linh. Xuất phát từ nguyên nhân đó mà ngay từ xa xưa, cổ nhân đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: các vị Hành khiển, Phán quan, mặc dù phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là người nhà trời nên chư vị có tài thấu hiểu ngay ruột gan của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đài là biết ngay, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các gia chủ ấy. Trái lại, những gia đình chân chất, thật thà, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương, tuy đồ lễ đơn sơ nhưng các vị quan vẫn vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.

cach-chuan-bi-mam-cung-giao-thua-nhu-the-nao-la-dung-trong-dem-30-tet-6-1-.jpg

Vào những giờ phút giao thừa gần kề, mọi nhà chuẩn bị sắp lễ đưa ra ngoài trời để cúng. Mâm cỗ đầy đặn và sinh động với rất nhiều màu sắc của đồ ăn thức uống như đĩa xôi, con gà luộc, hoa quả, bánh kẹo… Và hơn lúc nào trong giờ phút ấy để người dân bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và ước nguyện về một năm mới sẽ tốt đẹp, may mắn. Với mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời số lượng và chất lượng cũng phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, vào sự giàu có, sung túc hay khó khăn của mỗi gia đình. Những nhà khá giả sẽ sắm sửa mâm cỗ cúng đầy đủ với các lễ vật, món ngon… để tiếp đón các vị quan thần và mong muốn sẽ có một cuộc sống giàu có hơn, phú quý hơn. Còn với các gia đình cơ hàn, vất vả quanh năm ruộng vườn, đồng áng thì chút “lễ mọn” như cây nhà lá vườn cũng là để gửi gắm cả tấm chân tình, sự tôn kính và ước nguyện cho năm mới với những điều may mắn, sức khỏe đến với mọi thành viên trong gia đình. Cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi nhưng lễ cúng giao thừa ngoài trời từ thôn quê đến thành thị vẫn được lưu giữ. Không chỉ là vấn đề tâm linh mà đó còn là nét đẹp trong văn hóa cội nguồn dân tộc.

Sau lễ cúng ngoài trời, mọi gia đình mới bắt đầu lễ cúng trong nhà. Cúng Giao Thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm. Cỗ mặn gồm: bánh chưng, giò chả, xôi đậu xanh, thịt gà, các món mặn khác tùy nhu cầu gia đình. Cỗ ngọt gồm bánh kẹo, mức tết, các loại đồ uống... Khi cúng Giao Thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Người xưa có các bài văn khấn Giao Thừa dành cho ngoài trời và trong nhà riêng biệt. Ngày nay, có nhiều bài văn khấn khác nhau tùy theo lựa chọn của mỗi gia đình. Việc này không quá quan trọng, căn bản vẫn là sự thành tâm. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong thì các thành viên trong gia đình lần lượt theo thứ tự tới chắp lễ trước bàn thờ hay mâm cúng. Khi các nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc năm mới hội hè bắt đầu.

Tục xuất hành và hái lộc

Quan niệm người xưa, xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần...

Người xưa xuất hành thường hay đến các đền chùa bởi khi lễ bái trước trời Phật, thánh thần, đặc biệt trong dịp đầu năm, con người sẽ có cảm giác thanh thản tâm linh. Sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Cành lộc có thể là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ.

hai-loc-dau-nam-01.jpg

Tuy nhiên việc hái lộc này chỉ nên mang tính tượng trưng. Ngày nay nhiều người hiểu nhầm tục lệ này, cho rằng càng hái những cành lộc to thì càng gặp được nhiều tài lộc. Vì thế, một số người đầu xuân năm mới đã khệ nệ mang vác những cành cây to về nhà; không chỉ làm hại cây xanh mà còn làm cho ý nghĩa tốt đẹp của tập tục bị lạm dụng. Cần hiểu rằng một cánh lộc nhỏ, có lá xanh và cân đối là đã đạt yêu cầu; bởi cầu nhỏ mới được lớn, hái lộc theo kiểu phàm phu thì chỉ khiến các thế lực tâm linh thêm tức giận.

Tết là phong tục được truyền từ đời này sang đời khác. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, Tết càng khẳng định vai trò không thể thiếu đối với người Việt, với những đặc trưng phong phú và đa dạng. Tết mang một ý nghĩa to lớn đối với đời sống cộng đồng, góp phần phong phú thêm phong tục tập quán quê hương.

 

Tác giả: Việt Quỳnh

Nguồn tin: congly.vn

Từ khóa: Lễ Trừ tịch trong phong tục đón xuân của người xưa ,

Đời sống khác:

2/5/2024 - Xác định được một số người liên quan đến vụ cháy rừng ở Nghệ An
30/4/2024 - 2 trẻ em chết đuối khi tắm sông
25/4/2024 - Người cựu chiến binh “vào sinh ra tử” trong 4 cuộc chiến lịch sử
23/4/2024 - Xây nhà đa năng trường học ở Hà Tĩnh: Công trình dở dang, nhà thầu chưa chịu thi công
20/4/2024 - 150 ngôi nhà bị thiệt hại và 2 người bị thương do dông lốc
19/4/2024 - Vẹn nguyên ký ức hào hùng
19/4/2024 - Mưa đá cực lớn tại Quảng Nam
17/4/2024 - Huyền diệu, thiêng liêng Đền Hùng
17/4/2024 - Cháy lớn tại xưởng may trong khu dân cư ở thành phố Tân Uyên
16/4/2024 - Ai 'bật đèn xanh' cho người dân nuôi hàu trái phép tại Cửa Hội?
14/4/2024 - Những đóng góp của quân dân Nghệ An trong chiến thắng Điện Biên Phủ
13/4/2024 - Ngang nhiên cắt rừng sản xuất bán làm nghĩa trang
13/4/2024 - Tạm dừng tìm kiếm anh em sinh đôi mất tích khi tắm biển ở Đà Nẵng
12/4/2024 - Khai thác đất lậu để thi công dự án nghìn tỷ ở Vũng Áng
10/4/2024 - Quảng Bình: Tắm sông trên đường đi học về, hai nữ sinh bị đuối nước thương tâm
 
  Video Clips
  Phóng sự ảnh
Sau ly hôn chồng cũ đền bù cho 2 tỷ, nhưng bí mật anh tiết lộ làm tôi ngã quỵ

Ngay sau khi rời khỏi tòa, chồng cũ đã đưa luôn cho tôi một tấm thẻ trị giá 2 tỷ đồng để đền bù. Nhưng những lời anh nói sau đó khiến tôi bủn rủn chân tay mà ngã quỵ xuống đất.

Mẹ vợ hay chuyển tiền cho con rể khiến nhân viên ngân hàng cũng phải tò mò, nghe câu trả lời mới thấy quá xứng đáng

9 năm qua, bà Mai luôn đặt trọn niềm tin vào chàng rể thật thà, chất phác. Thậm chí mọi việc liên quan tới chuyện tiền nong, thay vì chuyển khoản cho con gái, bà lại gửi luôn cho con rể.

Vợ đánh thuốc mê cô gái 22 tuổi đến bất tỉnh, chồng liền ra tay cưỡng hiếp ngay tại nhà

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 1 trong 2 nghi phạm sau khi bị tố cáo cưỡng hiếp cô gái 22 tuổi.

2 năm bỏ toán vẫn đoạt giải đặc biệt kỳ thi Olympic toán học sinh viên

Trần Ngọc Quỳnh Giang, sinh viên năm 3 Trường đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM, đã đoạt giải đặc biệt tại kỳ thi Olympic toán học sinh viên và học sinh toàn quốc năm 2024.

Ô tô lao xuống vực, cả gia đình 5 người may mắn thoát nạn Ô tô lao xuống vực, cả gia đình 5 người may mắn thoát nạn

Tại thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe ô tô chở gia đình gồm 5 người lao xuống vực, may mắn tất cả đều thoát nạn.

FIFA quyết định bất ngờ về trận tranh vé Olympic của Indonesia

Hụt giải 3 U23 châu Á, U23 Indonesia sẽ phải đá trận play-off để tranh vé vớt đến Olympic Paris 2024 với đại diện đến từ châu Phi.

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có 672 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trên, tỉnh này có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ...

  Tiêu điểm
Vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Tạm giữ 2 nghi phạm hoạt động 'tín dụng đen', thu 2 khẩu súng
Vì sao cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố?
Trung tướng Tô Ân Xô nói gì về lời khai của các ông Phạm Thái Hà, Dương Văn Thái?
Trường quốc tế phát hành sách có nội dung nhạy cảm, khiêu dâm cho học sinh
Phó chánh án tòa huyện bị đâm trọng thương tại phòng làm việc
Chi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ Lan
 
  Trang chủ I  Nóng 24h   I  Pháp luật   I  Xã hội   I  TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN   I  Giáo Dục   I  Cư dân mạng   I  Gia Đình   I  Thể thao    

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIN TỨC 24H

Giấy phép hoạt động số 34/GP-TTĐT, cấp ngày 12/04/2017

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Mỹ

Điện thoại:0396118118  

Email:[email protected] Website: http://24htintuc.vn