|  Nghệ An   |  Hà Tĩnh   |  Thanh Hóa   |  Quảng Bình   |  Hà Nội   |  Hồ Chí Minh   |  Đà Nẵng    
>> TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN |

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại Nghệ An: Vì sao người dân bán bò, bán chuồng nuôi?
Tin đăng ngày: 12/5/2023 - Xem: 12755

Sau một thời gian được hỗ trợ bò, chuồng nuôi từ Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu, tưởng chừng, từ nguồn vốn ban đầu, người dân sẽ nhân rộng đàn bò của mình. Nhưng, trái ngược với mong ước đó, đến nay tại bản Văng Môn, hàng trăm con bò đã bị người dân đem bán.

Ông Lo Văn Khánh chăm đàn bò được hỗ trợ.

Bò Đề án bị bán rẻ

Thiếu thức ăn, thiếu tiền… nhiều người dân ở vùng cao tỉnh Nghệ An đã bán rẻ đàn bò được hỗ trợ từ Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu (gọi tắt là Đề án). Sau gần 3 năm, đàn bò hơn 300 con đã giảm gần một nửa.

Theo thống kê của bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An), thực hiện Đề án, cả bản có 77 hộ dân được hỗ trợ 304 con bò giống nhằm phát triển kinh tế, mỗi hộ từ 3-4 con. Vào thời điểm đó, việc hỗ trợ này được xem như cả một gia tài đối với người dân trong bản. Tuy nhiên, đến nay có 44 con bò đã chết do dịch bệnh, 114 con bò khác bị người dân bán rẻ; nhiều hộ dân khác đã đưa bò quay về nơi ở cũ, nơi lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để chăn thả trong rừng. Không những bò bị bán rẻ, nhiều hộ dân còn tháo dỡ cả chuồng bò đem bán, nhiều vật dụng được tặng kèm đễ hỗ trợ nuôi bò như bình chứa nước, máy cắt cỏ cũng bị bán. Ngoài lý do về hoàn cảnh khó khăn phải bán bò trả nợ, có nhiều hộ dân quan niệm không phù hợp để nuôi bò nên bán bò mua trâu.

Chỉ tay vào con trâu mới mua hơn 15 triệu đồng, ông Lo Văn Tuấn - trú bản Văng Môn cho biết: Sau khi được hỗ trợ, qua thời gian chăn thả, nhưng bò càng nuôi càng gầy, sợ nó chết nên tôi phải bán, mua trâu về nuôi. “4 con bò gia đình tôi được hỗ trợ khi mới tiếp nhận về nuôi khá đẹp, nhưng càng nuôi bò lại càng gầy. Mặc dù gia đình tôi mua cám ngô, cả ruộng ngô non về tầm bổ, thuốc cũng kêu thú y tiêm nhưng bò không phát triển còn gầy thêm, đành phải bán bò đổi sang nuôi trâu” - ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, ít tháng trước, 2 trong số 4 con bò của gia đình gầy đến trơ xương, có con ngã xuống vì đi không vững, vợ chồng ông hoảng hốt gọi thương lái đến bán. Sau một buổi ngả giá, ông Tuấn mới bán được 2 con bò này với giá 10 triệu đồng, bằng 1/3 giá trị của bò khi nhận từ Đề án.

Hay như gia đình ông Lo Văn Khánh - trú bản Văng Môn, 3 năm được hỗ trợ bò từ Đề án, đến nay số bò trên chưa bán, nhưng chưa tạo ra kinh tế cho gia đình. “Không hiểu sao nuôi mãi hơn 3 năm mà bò không sinh sản. Tính ra 3 năm qua gia đình chưa được đồng nào. Trước đây chúng tôi nuôi bò ở trong lòng hồ thả thoải mái trong rừng, lâu lâu vào kiểm tra thôi. Giờ thì ngày nào cũng phải mất công chăm sóc, đi cắt cỏ cho chúng nhưng 3 năm nay chỉ nuôi chứ không có thu nhập” - ông Khánh phân trần.

Không chỉ bán bò, mà tại bản Văng Môn, trong thời gian qua đã có hàng loạt chuồng bò phải bỏ hoang vì đàn bò đã bị gia chủ bán hoặc chết vì dịch bệnh. Những chuồng bò với chi phí được đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng bị tháo để bán lấy tiền. Phần lớn những hộ bán bò dự án nay đã chuyển đi nơi khác, hoặc đi làm thuê chứ không còn ở nhà.

Bán bò là sai, nhưng khó xử lý

Theo bà Lo Thị Lan - Trưởng bản Văng Môn, việc người dân bán tháo bò từ Đề án với giá rẻ chỉ mới diễn ra thời gian gần đây. Do người dân chủ yếu bán giữa đêm nên chính quyền địa phương không biết để can thiệp. Người dân bản vốn đã quen với cách chăn nuôi trâu bò thả rông trong rừng, bởi thế khi nhận bò từ Đề án về nuôi nhốt trong chuồng, phần vì không quen, phần vì thiếu thức ăn, nơi chăn thả nên bò chậm phát triển.

“Trước khi bàn giao bò, người dân cũng đã được cán bộ về tập huấn cách chăn nuôi, phòng bệnh, ủ cỏ... Thực tế bò dự án này được mua từ miền xuôi, khi đưa lên nuôi ở xã vùng cao cũng không hợp thời tiết. Thời gian đầu, người dân còn được Nhà nước hỗ trợ thêm cám thì đàn bò vẫn ổn. Hết cám, nhiều nhà không đủ tiền mua, nguồn thức ăn thiếu nên bò ốm yếu dần” - bà Lan nói.

Trong khi đó, ông Kha Văn Lập - Bí thư Đảng ủy xã Nga My cho biết: Mặc dù Đề án đã khai hoang gần 9ha giao cho người dân trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò, nhưng vì thiếu nguồn nước tưới nên mùa hè cỏ thường không phát triển. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân tìm cách dự trữ nguồn thức ăn, mua thêm rơm rạ về dự trữ trong những ngày nắng nóng. “Chúng tôi cũng đề nghị cán bộ thú y huyện hỗ trợ, thụ tinh cho bò nếu người dân có nhu cầu. Phải làm sao để người dân giữ được đàn bò lại, phát triển kinh tế” - ông Lập nói.

Nói về thực trạng này, ông Vy Mỹ Sơn - Phó Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An (đơn vị được giao thực hiện Đề án) cho biết: Sau khi nhận bò, người dân bản Văng Môn đã ký cam kết với xã không bán bò. Vậy nhưng, sau 3 năm, họ cứ nghĩ đàn bò là tài sản của mình rồi nên bán. Có rất nhiều lý do bán bò, khó khăn quá cũng bán, làm nhà cũng bán….

“Trong các cuộc họp dân, chúng tôi cũng đã phân tích nuôi bò là phát triển kinh tế hộ gia đình của mình nhưng rồi họ vẫn bán. Việc người dân bán bò Đề án rõ ràng là sai, nhưng rất khó để xử lý” - ông Sơn cho biết thêm.

Theo ông Sơn, hiện Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra thực tế, đề nghị cán bộ thú y hỗ trợ người dân tiêm phòng cho những con bò quá gầy yếu. Để giải quyết tình trạng thiếu thức ăn cho bò, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An dự tính sẽ cho phát triển thêm những cánh đồng cỏ mới ở bản Văng Mon, đầu tư hệ thống tưới tiêu cho cánh đồng cỏ. Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng cỏ, cũng như kỹ thuật ủ chua cỏ để dự trữ cho mùa khô nhằm giữ đàn bò giúp người dân Ơ Đu phát triển kinh tế để thoát nghèo.

Năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã xây 67 chuồng trại cho 77 hộ dân ở bản Văng Môn và hỗ trợ con giống với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi hộ dân ở đây còn được hỗ trợ 3-4 con bò giống, giá trị mỗi con bò lúc cung ứng cho bà con là 15 triệu đồng/con. Vấn đề đặt ra là cần đánh giá lại việc thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu có phù hợp với điều kiện tự nhiên, có phát huy được hiệu quả không? Nếu những yếu tố này không đạt được mà tiếp tục đầu tư tiền của để trồng cỏ, để tiêm phòng dịch cho những con bò ốm yếu e rằng sẽ khó đạt được kết quả như kỳ vọng.

Tác giả: Điền Bắc

Nguồn tin: Báo Đại đoàn kết

Từ khóa: Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại Nghệ An: Vì sao người dân bán bò, bán chuồng nuôi? ,

khác:

19/4/2024 - Cô gái trẻ 25 tuổi cưới "ông chú" 60 tuổi gây xôn xao MXH, sự thật phía sau khiến ai nấy thay đổi thái độ
19/4/2024 - Mbappe gây ra ẩu đả
19/4/2024 - Nghĩ mình có nhan sắc cô gái đánh đổi cả thanh xuân để kiếm tiền từ đại gia, nào ngờ…
19/4/2024 - Hiệu trưởng "gợi ý" giáo viên học chứng chỉ ngoại ngữ để thăng hạng có đúng?
19/4/2024 - Lời khai của nghi phạm c.ư.ớ.p tiệm vàng trong đêm ở Hà Tĩnh
19/4/2024 - Hà Tĩnh: Người dân tự ý cắt rừng làm nghĩa trang, chính quyền có buông lỏng quản lý?
19/4/2024 - Ông Nhật Anh tạm thôi chức Tổng Giám đốc Nhã Nam sau cáo buộc "quấy rối"
18/4/2024 - Bùi Vĩ Hào ghi dấu ấn, U23 Việt Nam đánh bại U23 Kuwait
18/4/2024 - Góp gần 12.000 tỷ lập thêm công ty địa ốc, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có bao nhiêu công ty con?
18/4/2024 - Làm rõ thông tin giáo viên đi thăm học sinh bằng tour du lịch giá cao
18/4/2024 - Một chủ tịch thị trấn bị bắt
18/4/2024 - Phát hiện thi thể 3 mẹ con dưới đập nước ở Thái Nguyên
18/4/2024 - Tông xe đạp, ô tô chở thi thể nạn nhân trên nóc suốt 18 km
17/4/2024 - Chán làm gái ngoan, nữ streamer tung ảnh "giường chiếu" hở chỗ "hiểm"
17/4/2024 - 2 nữ sinh tử vong khi đứng bên bờ đập chụp ảnh
 
  Video Clips
  Phóng sự ảnh
Cô gái trẻ 25 tuổi cưới "ông chú" 60 tuổi gây xôn xao MXH, sự thật phía sau khiến ai nấy thay đổi thái độ

Một đám cưới của cô gái trẻ 25 tuổi và người đàn ông 60 tuổi khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao, hoài nghi tình yêu nhuốm màu vật chất. Nhưng khi biết sự thật, ai nấy đều ngưỡng mộ.

Mbappe gây ra ẩu đả

Tiền đạo Kylian Mbappe được cho là có động thái khiêu khích khiến các cầu thủ Barcelona phẫn nộ hôm 17/4 (giờ Hà Nội).

Nghĩ mình có nhan sắc cô gái đánh đổi cả thanh xuân để kiếm tiền từ đại gia, nào ngờ…

Cả đời này cô sẽ không bao giờ quên cái khoảnh khắc ấy. Ngày mà cô bị sốt cao. Cô đã cố tình gọi cho tất cả những người đàn ông từng thề non hẹn biển, từng nói yêu cô hết lòng để rồi cay đắng nhận ra điều này.

Hiệu trưởng "gợi ý" giáo viên học chứng chỉ ngoại ngữ để thăng hạng có đúng?

Một số giáo viên ở Hà Tĩnh phản ánh, hiệu trưởng ở đơn vị các giáo viên này đang công tác yêu cầu họ đăng ký học tiếng Anh "làm minh chứng cho việc nâng hạng" với mức học phí lên đến gần 4 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Người dân tự ý cắt rừng làm nghĩa trang, chính quyền có buông lỏng quản lý?

Tiếp tục thông tin liên quan đến việc người dân cắt rừng sản xuất làm nghĩa trang ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Phóng viên THQH VN mở rộng điều tra và nhận thấy, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương không có động thái ngăn chặn.

Mưa đá cực lớn tại Quảng Nam

Trong 2 ngày liên tiếp, hiện tượng mưa đá đã xuất hiện tại các huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam.

Bùi Vĩ Hào ghi dấu ấn, U23 Việt Nam đánh bại U23 Kuwait

U23 Việt Nam giành 3 điểm đầu tiên ở vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau khi đánh bại U23 Kuwait với tỷ số 3-1.

  Tiêu điểm
Lời khai của nghi phạm c.ư.ớ.p tiệm vàng trong đêm ở Hà Tĩnh
Ông Nhật Anh tạm thôi chức Tổng Giám đốc Nhã Nam sau cáo buộc "quấy rối"
Nghịch tử 2 tay 2 dao lao vào chém mẹ
Cha tá hỏa khi biết con gái 12 tuổi m.a.n.g t.h.a.i 6 tháng
Một chủ tịch thị trấn bị bắt
Đã b.ắ.t được nghi phạm gây ra vụ c.ư.ớ.p tiệm vàng t.á.o t.ợn trong đêm
'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần
 
  Trang chủ I  Nóng 24h   I  Pháp luật   I  Xã hội   I  TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN   I  Giáo Dục   I  Cư dân mạng   I  Gia Đình   I  Thể thao    

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIN TỨC 24H

Giấy phép hoạt động số 34/GP-TTĐT, cấp ngày 12/04/2017

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Mỹ

Điện thoại:0396118118  

Email:[email protected] Website: http://24htintuc.vn