Cầu yếu, xuống cấp có thể đổ sụp xuống sông bất cứ lúc nào. Thế nhưng, người dân vẫn phải qua lại mỗi ngày bất chấp nguy hiểm từ những cây cầu này. Đó là thực trạng ở những cây cầu xuống cấp tại xã Long Thành huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Cầu Long Vĩnh bắc qua sông Biên Hòa thuộc địa phận xã Long Thành, huyện Yên Thành là cây cầu nối với xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành. Được sử dụng khoảng 20-30 năm nay, hiện nay cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn của người dân mỗi khi qua lại nơi đây.
Theo quan sát tại đây cho thấy, mặt cầu rộng 1,5m, dài khoảng 70-80m, ở đầu cầu phần lan can bị đổ nghiêng ra hai bên, nhiều đoạn khác bị đứt, gãy nằm treo lủng lẳng, lan can gần như đã trồi ra, sắt thép hoen gỉ như muốn đổ sập.
Một người dân địa phương ở đây cho biết: “Cây cầu này đã xuống cấp từ nhiều năm nay rồi, sợ nhất là mỗi khi đi vào ban đêm hay lúc có mưa bão, nếu không quan sát kỹ có khi bị rơi xuống sông bất cứ lúc nào.
Dù là cầu đã hư hỏng và chính quyền địa phương cũng đã đặt biển cảnh báo, tuy nhiên, do là tuyến giao thông quan trọng phục vụ nhu cầu dân sinh của người dân hai xã nên bất chấp nguy hiểm, xe công nông, xe ô tô con vẫn liều mình để qua lại mỗi ngày”.
Tương tự, một cây cầu ở xóm Phú Thọ nối xã Long Thành với xã Nhân Thành, huyện Yên Thành cũng trở nên nguy hiểm hơn mỗi khi phải đi qua. Do thời gian sử dụng đã lâu và không được trùng tu sửa chữa, khiến cho cây cầu có nguy cơ đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào.
Mặt cầu nhỏ hẹp hơn cầu Long Vĩnh, chỉ vừa đủ cho chiếc xe công nông chạy qua, nên không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Hiện, phần nhịp cầu thứ 2 một bên đã bị “oằn xuống”, nằm lệch hẳn với các nhịp còn lại khiến việc qua lại như bị thử thách. Dưới mỗi nhịp cầu là các dầm sắt nằm gối lên trụ dường như đã bị ăn mòn theo thời gian, có thể gãy sập xuống sông bất cứ lúc nào.
“Cây cầu này đã hư hỏng từ lâu nay rồi, theo thời gian ngày một xuống cấp hơn, người dân mỗi khi có việc đi qua cầu là bất an lo lắng vì không biết cầu sẽ sập xuống lúc nào.
Mong sao có được cây cầu mới để người dân yên tâm đi lại, giao thông được thuận lợi hơn”, ông Nguyễn Văn Bảy – người dân sống gần đây cho hay.
Ông Nguyễn Văn Đề – Chủ tịch xã Long Thành cho biết: “Thực tế là trên địa bàn có hai chiếc cầu đã bị cầu bị hư hỏng nhiều năm nay, đây đều là những chiếc cầu vừa phục vụ dân sinh vừa phục vụ đi lại sản xuất của người dân nên đều quan trọng đối với địa phương. Người dân cũng đã phản ánh nhiều lần lên xã và xã cũng đã kiến nghị để cấp trên xem xét giải quyết”.
Một lãnh đạo huyện Yên Thành cho biết: “Cùng với việc lồng ghép với các dự án của cấp trên, huyện cũng đã đầu tư nhiều cây cầu mới kiên cố hóa đảm bảo an toàn giao thông, thúc đất phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều cây cầu đã yếu và xuống cấp, đó cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương hiện nay.
Tuy nhiên để xây dựng một cây cầu mới với khoảng cách dài và rộng thì rất tốn kém, nên phải chờ dự án và nguồn vốn của Nhà nước thì mới có thể triển khai xây dựng được”.
Khi phá cửa cuốn một người dân bị điện giật nên mọi người chuyển hướng dùng búa, xà beng phá tường bên hông nhà để giải cứu 2 cha con bị ngạt khói mắc kẹt trong đám cháy...
20 năm đã trôi qua, trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2024 cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh với những người sống sót. Nhưng những người khác đang mất cảnh giác trước việc thảm họa tương tự có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Nhiều phụ huynh của một trường tiểu học ở huyện Đầm Dơi cho rằng giáo viên đã ép học sinh mua sách bài học Stem để thay thế bài học trong sách giáo khoa.