|  Nghệ An   |  Hà Tĩnh   |  Thanh Hóa   |  Quảng Bình   |  Hà Nội   |  Hồ Chí Minh   |  Đà Nẵng    
>> XÃ HỘI | ĐỜI SỐNG

Vẹn nguyên ký ức hào hùng
Tin đăng ngày: 19/4/2024 - Xem: 9606

Những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước náo nức kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chúng tôi có dịp được gặp và trò chuyện với những cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Từng xông pha trận mạc, từng vào sinh ra tử và may mắn khi được chứng kiến khoảnh khắc đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, ký ức về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm xưa.

Oanh liệt chiếm đánh căn cứ Lai Khê

Với ông Nguyễn Thành Đồng ở thôn 3 xã Tào Sơn, Anh Sơn (Nghệ An), là người trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mỗi khi nhắc đến những ngày tháng lịch sử ấy, đôi mắt ông lại rưng rưng, ngấn lệ.

Xen lẫn trong niềm tự hào của người lính khi được đóng góp sức mình vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc là cảm xúc bùi ngùi, xúc động khi nhớ lại những đồng chí, đồng đội đã anh dũng ngã xuống nơi chiến trường.

7-1-.gif
Ngày giải phóng Sài Gòn cách đây 49 năm được xem là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. (Ảnh tư liệu)

Nói về những năm tháng ấy, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Thành Đồng kể rành rọt từng chi tiết trận đánh đáng nhớ nhất mà ông cùng đồng đội thuộc tiểu đoàn 4, trung đoàn 165, sư đoàn 312 triển khai vào ngày 30/4/1975. Khi đó sư đoàn 312 của ông được giao nhiệm vụ đánh vào căn cứ Lai Khê. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, căn cứ Lai Khê là một trong những “lá chắn” vững chắc của địch, gây nhiều khó khăn cho quân giải phóng trên đường tiến về Sài Gòn.

Đây là nơi địch bố trí hàng ngàn tên lính thiện chiến được trang bị đầy đủ khí tài quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ. Ông Đồng nhớ lại: Lúc đó với tinh thần tất cả cho phía trước, tất cả cho chiến thắng, mọi công tác chuẩn bị của các lực lượng phía trước và phía sau đều rất khẩn trương. Cùng với đó tin chiến thắng dồn dập của quân và dân ta từ Tây nguyên, Dầu Tiếng, Đà Nẵng, Huế… đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường miền Nam.

Đến ngày 28/4/1975, Sư đoàn 312 của ông đã áp sát, bao vây căn cứ Lai Khê. Trước vòng vây ngày càng siết chặt của quân giải phóng, sáng 29/4, từ căn cứ Lai Khê, địch điều động 70 xe tăng, thiết giáp, xe tải nhằm thẳng vào các chốt của ta. Tuy nhiên, các chốt không những không hề suy suyển mà còn được củng cố vững chắc hơn để quyết tâm ngăn địch tháo chạy.

Ông Đồng nhỡ rõ từng chi tiết: Giờ phút lịch sử đã đến, 4 giờ 30 sáng ngày 30/4 các lực lượng vũ trang của ta đồng loạt nã pháo dữ dội vào căn cứ Lai Khê. Đến 6 giờ 30 trước sự tấn công như vũ bão của quân chủ lực, căn cứ Lai Khê nhanh chóng tan rã. Căn cứ Lai Khê, nơi tập trung binh hùng tướng mạnh, khí tài chiến tranh hiện đại nhất của chế độ Sài Gòn đã bị xóa sổ hoàn toàn.

1-3-.jpg
Trong tâm trí của CCB Nguyễn Thành Đồng, những kỷ niệm về không khí quyết tâm giành chiến thắng trong chiến dịch Hồ CHí Minh như vẫn còn vẹn nguyên.

Kể đến đây mắt ông Đồng sáng bừng lên khoe chiến tích: Tại căn cứ Sư đoàn bộ binh ngụy ở Lai Khê, ông cùng đồng đội đã bắt sống 7.303 tên, trong đó có 1.000 tên sĩ quan, thu 1.000 súng các loại, hơn 200 xe quân sự, 10 khẩu pháo 105 ly, 2 khẩu 155 ly.

Việc xóa sổ căn cứ Lai Khê, là một thắng lợi vẻ vang đó đã góp phần cùng quân và dân toàn miền giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Giọng ông Đồng như nghẹn lại, ông nói: “Cho đến khi được thông báo đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi ôm ghì lấy nhau khóc, cùng nhau hát vang những bài ca chiến thắng. Cảm xúc lúc ấy thật không có gì diễn tả hết”.

Đại thắng mùa Xuân 1975 và giây phút lá cờ Tổ quốc bay trên nóc Dinh Độc Lập ngày ấy sẽ mãi mãi in sâu trong ký ức của ông.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, CCB Nguyễn Thành Đồng tiếp tục hành quân chiến đấu tại biên giới phía Bắc, sau đó về công tác tại sư đoàn 312 quân đoàn 1 tại sân bay Nội Bài.

Trải qua nhiều cương vị công tác, năm 2000 ông về làm chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện Anh Sơn và về hưu năm 2013. Trở về địa phương, ông tiếp tục đóng góp sức mình tham gia xây dựng quê hương.

2-2-.jpg
Trở về địa phương, ông Nguyễn Thành Đồng tiếp tục đóng góp sức mình tham gia xây dựng quê hương.

Hiện nay ông là một Bí thư chi bộ gương mẫu, được cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nhân dân kính nể. Những ngày lễ, ngày kỉ niệm của đất nước, các trường học trên địa bàn huyện thường mời ông đến kể chuyện lịch sử, truyền thống yêu nước. Những câu chuyện hào hùng, xúc động gắn với chiến dịch 30/4/1975 mà ông cùng đồng đội tham gia luôn được ông kể lại cho lớp lớp học sinh huyện Anh Sơn nghe.

Sống mãi ký ức ngày giải phóng

“49 năm về trước, không khí sục sôi, dồn dập khắp các chiến trường miền Nam, tiếng bom đạn xa dần theo vĩ tuyến 17 với bước tiến của quân ta, tin chiến thắng báo về từ nhiều nơi qua chiếc radio nhỏ, niềm tin thống nhất, Nam - Bắc một nhà càng làm cho chúng tôi rạo rực và vững chắc hơn”... Đó là những ký ức không thể nào quên đối với ông Nguyễn Công Hoàn, thôn 8 xã Phúc Sơn, Anh Sơn mỗi dịp tháng Tư về.

Trong tâm trí của CCB Nguyễn Công Hoàn, những kỷ niệm về không khí quyết tâm giành chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh như vẫn còn vẹn nguyên, những ký ức hào hùng về ngày toàn thắng dân tộc, non sông thu về một mối ấy không bao giờ phai mờ.

CCB Nguyễn Công Hoàn cho biết, kỷ niệm thì nhiều, nhưng có lẽ kỷ niệm sâu sắc không bao giờ quên đó là thời gian ông tham gia chiến đầu ở sư đoàn 325, quân đoàn 2, khi đó ông được phân công làm đại đội trưởng.

3-3-.jpg
Ông Nguyễn Công Hoàn bồi hồi kể lại trận đánh của đơn vị ông năm xưa.

Vào 7 giờ ngày 26/4/1975, sư đoàn của ông và các sư đoàn khác trong Quân đoàn 2 bắt đầu tấn công trên mặt trận phía Đông và Đông Nam Sài Gòn.

Chiều 26/4, tất cả mục tiêu của địch ở phía vòng ngoài để bảo vệ nội đô Sài Gòn ở hướng Đông Nam đều bị Quân đoàn 2 tiêu diệt. Sau khi chiếm được khu vực Nhơn Trạch, sáng sớm ngày 29/4, theo đúng kế hoạch đã định, pháo 130mm của sư đoàn ông nã liên tục vào sân bay Tân Sơn Nhất nhằm khống chế sân bay, không cho quân địch chạy thoát.

Lúc này, sân bay Tân Sơn Nhất chìm ngập trong biển lửa, nhiều đoạn đường băng và máy bay của địch bị phá hỏng. Tiếng pháo của các đơn vị thuộc Quân đoàn 2 gầm vang khắp nội đô Sài Gòn, khiến quân địch khiếp đảm. Trong ngày 30/4/1975 Sư đoàn 325 của ông có nhiệm vụ vượt phà Cát Lái đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân, cảng Sài Gòn, Nhà Bè.

Trong những giờ phút mà khí thế chiến thắng của quân ta đang lên như nước vỡ bờ thì chúng tôi nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, xông tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. Mệnh lệnh này đã tiếp thêm sức mạnh khiến toàn bộ anh em chiến sĩ tham gia chiến dịch thêm quyết tâm chiến đấu để sớm giải phóng miền Nam.

lu-44.jpg
Những kỷ vật của lịch sử, máu và nước mắt một thời của ông Nguyễn Công Hoàn.

Ông kể: "Khi chúng tôi nhận được thông tin Dinh Độc Lập đã hoàn toàn bị khống chế, cờ giải phóng đã tung bay trên nóc cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, lúc đó ai cũng rưng rưng, vui mừng khôn xiết, bởi chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, kết thúc những năm tháng kháng chiến vẻ vang và oanh liệt của dân tộc, non sông đất nước đã thống nhất".

Từ chiến trường, ngoài những ký ức khốc liệt mà hào hùng của một thời lửa đạn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, những kỷ vật quý báu mà ông Nguyễn Công Hoàn còn lưu giữ là những tấm hình, cuốn nhật ký đã phai màu, chiếc bi đông, chiếc ba lô... những kỷ vật đó sẽ theo ông đến suốt cuộc đời còn lại bởi đó là máu và nước mắt một thời của ông.

Những năm tháng hào hùng còn mãi

Với CCB Cao Ngọc Cơ thôn 4 xã Cao Sơn, Anh Sơn, là người trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mỗi khi nhớ về những ngày tháng hào hùng đó đều không giấu được xúc động. Mắt ông long lanh và tự hào kể lại: “Từng là chính trị viên sư đoàn 312 quân đoàn 1, đây là một trong 4 quân đoàn chủ lực cơ động, nhiệm vụ chính là đánh thọc sâu vào bộ tổng tham mưu, góp phần làm nên chiến thắng ngày 30/4/1975.

Ông Cơ nhớ lại: Sáng ngày 30/4/1975, trong khi cuộc chiến đấu của của đơn vị của ông đang diễn ra quyết liệt thì mũi thọc sâu do các lực lượng tăng cường đảm nhiệm cũng đẩy nhanh tốc độ tiến công. Sau khi đột phá Lái Thiêu, đánh tan các lực lượng ngăn chặn trên đường tiến, đặc biệt tại các cầu Vĩnh Bình, Bình Phước, Bình Triệu, đơn vị ông đã chọc thẳng vào đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 30/4 và lập nên chiến thắng vẻ vang.

8-2-.jpg
Trở về với quê hương, ông Cao Ngọc Cơ luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Như vậy chỉ sau hơn 3 ngày chiến đấu, ông cùng các đồng đội đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Bộ Tư lệnh chiến dịch giao, góp phần giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Mắt ông Cơ ngấn nước xúc động nói: "Cho đến khi được thông báo đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi ôm ghì lấy nhau khóc, cùng hô vang Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm, cùng nhau hát vang những bài ca chiến thắng. Cảm xúc lúc ấy thật không có gì diễn tả hết”.

Sau khi hoàn thành binh nghiệp, trở về với quê hương, ông Cao Ngọc Cơ luôn phát huy tinh thần gương mẫu của người lính, luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Ông là người đầu tiên đưa giống cam V2 về ở vùng đất đồi xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn. Hiện nay ông có trên 1.000 gốc cam trong đó 600 gốc đã cho thu hoạch, 10 ha rừng, 1 ha rễ hương, chăn nuôi gà, lợn bò. Việc phát triển sản xuất và chăn nuôi hàng năm đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.

Đã 49 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nhưng đối với ông Đồng, ông Hoàn cũng như ông Cơ và nhiều người lính năm xưa vẫn cảm thấy lòng mình lâng lâng một niềm vui, hạnh phúc khó tả khi được đi dưới rừng cờ hoa, giữa tiếng hoan hô “Việt Nam thống nhất muôn năm”, “Bác Hồ muôn năm”, “Quân giải phóng muôn năm” của người dân trên những cung đường tiến về Sài Gòn tháng Tư năm đó.

Giờ đây dù mái tóc đã bạc, sức khỏe không còn dồi dào nhưng họ vẫn luôn là pháo đài kiên cố trên mặt trận phòng chống diễn biến hòa bình thời kỳ mới, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, làm tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

 

Tác giả: Gia Ân-Thái Hiền

Nguồn tin: Congly.vn

Từ khóa: Vẹn nguyên ký ức hào hùng ,

Đời sống khác:

13/1/2025 - 5 người ở Đồng Nai bị chó dại cắn, 1 người tử vong
12/1/2025 - Phi xe máy tốc độ “xé gió”, đâm vào xe chở công nhân tử vong
12/1/2025 - Hai người thương vong sau tiếng nổ lớn tại công ty ép keo
10/1/2025 - Thanh niên 25 tuổi nhập viện vì sưng đau nơi...khó nói, nghe lý do mới bất ngờ
10/1/2025 - Sau cãi vã, vợ treo cổ tự tử, chồng uống thuốc diệt cỏ
7/1/2025 - Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 60m, 2 người tử vong ở Yên Bái
2\1/2025 - Vợ tử vong, chồng mất tích sau khi thuyền đánh cá bị lật
2\1/2025 - Tìm thấy nhiều bộ phận cơ thể nạn nhân trong vụ sập giàn giáo thủy điện Đăk Mi 1
31/12/2024 - Bé trai đuối nước thương tâm tại kênh thủy lợi Ngàn Trươi
29/12/2024 - Đôi nam nữ tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Hà Nội
26/12/2024 - Đập tường cứu 2 người bị ngạt khói trong đám cháy
26/12/2024 - Phát hiện 25 học sinh 1 trường mua hóa chất về chế tạo pháo
23/12/2024 - Nghệ An: Người dân bất an vì cây xăng gần nhà
23/12/2024 - Nghi vấn người mẹ ôm con 4 tuổi nhảy cầu tự tử
21/12/2024 - TP HCM: Cháy dữ dội nhà 4 tầng, 2 người chết
 
  Video Clips
  Phóng sự ảnh
Hình ảnh người đàn ông hành hung cô gái được chia sẻ trên mạng xã hội

Người đàn ông có biểu hiện không tỉnh táo, lao vào hành hung cô gái.

Công Phượng "gây sốt" trước HAGL, sáng cửa thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

Dù nhận thất bại trước HAGL nhưng ngôi sao của câu lạc bộ Bình Phước, Nguyễn Công Phượng vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người hâm mộ với màn trình diễn ấn tượng.

Mobifone được đề xuất chuyển giao cho Bộ Công an

MobiFone đang trực thuộc quản lý của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Hủy kết quả trúng tuyển cao học của 'phó hiệu trưởng' Trường đại học Kinh Bắc

Đại học Huế vừa có quyết định hủy kết quả trúng tuyển cao học của bà Đào Thị Bích Thủy - từng được phó chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường.

Thông tin chính thức về nguyên nhân cháy trong trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Khu vực cháy xảy ra bên trong Phòng họp A thuộc tầng 1, trụ sở UBND tỉnh Bình Phước vào trưa 13-1.

Đau khổ vì đánh mất vợ sắp cưới khi trót “qua đêm” với người yêu cũ

Tôi đã mắc sai lầm khi trong lần họp lớp, biết người yêu cũ đã ly hôn và có cuộc sống khá vất vả, tôi đã đi quá giới hạn. Vợ sắp cưới biết chuyện và không tha thứ cho lỗi lầm của tôi

Cụ ông 90 tuổi bị bắt khi đang mua dâm: Hiện trường phát hiện vô cùng “khó xử”

Trong vai một người đàn ông trung niên có nhu cầu tìm kiếm sự "vui vẻ", một thành viên của đội cảnh sát hình sự tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã trà trộn vào hang ổ của một tổ chức mại dâm trên địa bàn.

  Tiêu điểm
Bắt khẩn cấp Mai Thế Thắng
Tổng giám đốc đi Mercedes rút kiếm đe dọa công nhân môi trường đô thị bị bắt
Giám đốc khai mỗi lần gặp cựu chủ tịch NXB Giáo Dục đều kẹp từ 400 triệu đến 2 tỉ đồng trong túi quà
Khẩn trương truy tìm người phụ nữ nghi bắt cóc bé gái 3 tuổi
Khởi tố đối tượng lừa đảo bán đất dự án chưa được chấp thuận
Lãnh 20 năm tù vì sát hại vợ có quan hệ bất chính, đòi ly hôn
Nhiều cán bộ cơ sở cai nghiện ma tuý Bình Dương dùng "luật ngầm", có dấu hiệu phạm tội
 
  Trang chủ I  Nóng 24h   I  Pháp luật   I  Xã hội   I  TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN   I  Giáo Dục   I  Cư dân mạng   I  Gia Đình   I  Thể thao    

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIN TỨC 24H

Giấy phép hoạt động số 34/GP-TTĐT, cấp ngày 12/04/2017

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Mỹ

Điện thoại:0396118118  

Email:[email protected] Website: http://24htintuc.vn