|  Nghệ An   |  Hà Tĩnh   |  Thanh Hóa   |  Quảng Bình   |  Hà Nội   |  Hồ Chí Minh   |  Đà Nẵng    
>> TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN |

Khi trường học... vỡ nợ
Tin đăng ngày: 30/3/2024 - Xem: 9738

Hệ lụy như anh P., một phụ huynh, là một trong nhiều người đi đòi nợ bất đắc dĩ với trung tâm Anh ngữ Apax Leaders tại TP.HCM.

 

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nói theo Apax Leaders, số tiền học phí đơn vị này phải hoàn trả cho phụ huynh là 108,1 tỉ đồng, trong đó đã trả 14,3 tỉ đồng, còn nợ khoảng 93,8 tỉ đồng - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Anh nói gia đình không tiếc tiền đầu tư tiếng Anh cho hai con, đã chọn hai gói học phí toàn phần 112 triệu đồng (250 buổi) và 25,6 triệu đồng (96 buổi).

Chưa được ba tháng thì trung tâm bắt đầu đóng cửa, và anh P. từ chỗ chở con đến Apax học thì nay phải quay sang... đòi tiền. Điều đáng lo là xu hướng phụ huynh đi đòi nợ này đang rộ dần.

Có đủ kiểu đi đòi nợ. Có chị ở Bình Thạnh đóng hơn 80 triệu đồng khóa IELTS toàn phần, được cam kết con đạt IELTS 7.0, nhưng sau đó muốn rút lại tiền vì thấy trung tâm dạy lôm côm.

Khoảng 5 nhóm phụ huynh gặp khó khăn tài chính, muốn rút và yêu cầu trường quốc tế trả lại học phí đóng trước. Gần đây nhất là các nhóm phụ huynh trong vụ vỡ nợ của Apax Leaders và Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN)...

Có thể thấy, trong bất kỳ giao dịch liên quan đến học phí ở các trường tư, phụ huynh và học sinh vẫn là bên "nắm đằng lưỡi" vì những lỗ hổng pháp lý.

Nghị định 81 của Chính phủ hiện quy định học phí phải được thu theo từng tháng, nhưng nhiều cơ sở giáo dục tư thục đang biến học phí thành các "gói đầu tư giáo dục", "hợp đồng đồng hành", "hợp đồng góp vốn"...

Với hình thức này, phụ huynh đóng cho trường vài trăm triệu đến vài tỉ để "đầu tư" hay "góp vốn", đổi lại con sẽ được học miễn phí hoặc giảm phí, có khi trong suốt 12 năm.

Nhiều trường nói đây là giao dịch dân sự, các bên thỏa thuận tự nguyện. Vậy ổn chưa khi đây cũng là hình thức huy động vốn? Nhìn qua các dự án bất động sản, muốn huy động vốn buộc phải tuân thủ khung quy định. Còn các gói "đầu tư giáo dục" - về bản chất là một cách để trường học huy động vốn - lại gần như chưa có quy định nào.

Trong khi quy mô của các gói đầu tư giáo dục cũng rất khủng: nhẩm tính trường quốc tế có 1.000 học sinh, nếu chỉ 1/5, tức 200 người tham gia gói đầu tư giáo dục, mỗi gói khoảng 5 tỉ đồng, trường đã huy động được 1.000 tỉ đồng. Cứ thế này, rất dễ rơi vào cảnh nhà trường "tay không bắt giặc" và sinh hậu quả.

Lỗ hổng thứ hai là quản lý các rủi ro phát sinh nếu chẳng may một cơ sở giáo dục tư thục mất khả năng chi trả. Nếu xem một trường phổ thông tư thục hoạt động như doanh nghiệp thì họ có thể tuyên bố phá sản hay ngưng hoạt động.

Có điều, giáo dục phổ thông khác hẳn với các loại hình kinh doanh còn lại, bởi đòi hỏi sự ổn định và liên tục. Tuy nhiên, trong Luật Giáo dục lẫn điều lệ trường phổ thông hiện nay chưa có quy định về trường hợp trường học phá sản hay mất khả năng hoạt động.

Chính vì thế khi Trường quốc tế AISVN đang tạm thời dừng hoạt động và học sinh "thất học" thì cơ quan chức năng có phần lúng túng, chưa có hành lang pháp lý can thiệp.

Điều khả dĩ nhất mà Sở GD-ĐT TP.HCM đang làm là vận động các trường khác nhận học sinh chuyển sang nếu có nhu cầu.

Cuối cùng, lỗ hổng nằm ở khâu kiểm tra, kiểm định. Một trung tâm Anh ngữ hay một trường phổ thông tư thục trên lý thuyết đều thường xuyên được các cơ quan chức năng kiểm tra hoặc các tổ chức độc lập kiểm định.

Trường hợp một cơ sở giáo dục đối mặt với một cơn khủng hoảng lớn, liệu rằng các cơ quan kiểm tra hay các cơ sở kiểm định có vô can?

Ở Singapore, các tổ chức kiểm định độc lập rất hiệu quả, liên tục đưa ra đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục tư thục, nhờ vậy phụ huynh luôn có thể biết được những nguy cơ tiềm ẩn ngay từ sớm.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn, giảm bớt áp lực cho hệ thống trường công lập, đa dạng lựa chọn cho học sinh và tạo thêm nguồn lực cho phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, những vụ việc trường học vỡ nợ vừa qua cho thấy vẫn rất cần sự tham gia quản lý của Nhà nước thông qua việc thiết lập những khuôn khổ, định chế để ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư và bảo vệ lợi ích của phụ huynh.

Trên hết, hành lang pháp lý của Nhà nước sẽ đảm bảo được quyền học tập của học sinh, bất kể trường công hay tư, bất kể hình thức học tập nào.

 

Tác giả: TRỌNG NHÂN

Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

Từ khóa: Khi trường học... vỡ nợ ,

khác:

21/12/2024 - Tai nạn đường bộ khiến 38 người tử vong ở Brazil
21/12/2024 - Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT
21/12/2024 - Thắng ấn tượng Myanmar, tuyển Việt Nam vào bán kết với ngôi nhất bảng
21/12/2024 - Bên trong Trung tâm dạy nghề 39 tỷ đồng bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh
21/12/2024 - Lẻn vào nhà hiếp dâm không thành, dùng dao đâm người
21/12/2024 - MR Hunter Lê Khắc Ngọ bị truy nã quốc tế
21/12/2024 - Nhiều vi phạm tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
20/12/2024 - Đại gia chi hơn 600 tỷ để qua đêm với hàng nghìn chân dài: Phơi bày góc khuất tình trường và số phận bi thảm
20/12/2024 - Một nữ sinh tìm cách trả lại 20 triệu đồng nhặt được lúc đi học về
20/12/2024 - Ham lấy chồng giàu để đổi đời, sau ngày cưới tôi bẽ bàng khi anh yêu cầu làm một chuyện không tin nổi
20/12/2024 - Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi "cưa đổ" luôn bà chủ 40 tuổi
20/12/2024 - Giáo viên bỏ nghề vì... học sinh hư
20/12/2024 - Hé lộ mô hình Tổng cục Thuế sau sắp xếp, tinh gọn
19/12/2024 - Hành động đẹp của Modric với Mbappe
19/12/2024 - Đại gia xăng dầu bị tước giấy phép, ngân hàng 'ôm' nợ 1.000 tỷ đồng
 
  Video Clips
  Phóng sự ảnh
TP HCM: Cháy dữ dội nhà 4 tầng, 2 người chết

Sáng nay, đám cháy bất ngờ bốc lên dữ dội từ căn nhà ở quận Tân Bình, TP HCM.

Tai nạn đường bộ khiến 38 người tử vong ở Brazil

38 người đã tử vong sau khi một chiếc xe buýt chở khách va chạm với một chiếc xe tải và bốc cháy rạng sáng ngày 21/12 ở Brazil.

Thắng ấn tượng Myanmar, tuyển Việt Nam vào bán kết với ngôi nhất bảng

Giành chiến thắng ấn tượng trước Myanmar, tuyển Việt Nam vào bán kết với ngôi nhất bảng B.

Hai người đàn ông ở Bạc Liêu gặp nạn vì trâu "điên"

Đang được chủ chuẩn bị dẫn ra đồng ăn cỏ thì con trâu bất ngờ nổi "điên" rồi lao vào tấn công 2 người dân.

Đại gia chi hơn 600 tỷ để qua đêm với hàng nghìn chân dài: Phơi bày góc khuất tình trường và số phận bi thảm

Kosuke Nozaki, một doanh nhân giàu có và nổi tiếng tại tỉnh Wakayama, Nhật Bản, không chỉ được biết đến với khối tài sản khổng lồ mà còn với lối sống xa hoa và đào hoa. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại kết thúc đầy bi kịch khi ông qua đời ở tuổi 77 do sốc thuốc, chỉ hai tháng sau khi kết hôn với người vợ trẻ kém ông 55 tuổi.

Một nữ sinh tìm cách trả lại 20 triệu đồng nhặt được lúc đi học về

Chiều 19/12, ông Trần Ngọc Định, Hiệu trưởng trường THCS Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, một em học sinh của nhà trường đã tìm cách trả lại 20 triệu đồng nhặt được cho người đánh mất.

Ham lấy chồng giàu để đổi đời, sau ngày cưới tôi bẽ bàng khi anh yêu cầu làm một chuyện không tin nổi

Chẳng nói chẳng rằng, chồng ném cho tôi chiếc điện thoại rồi bắt tôi đọc từng dòng tin nhắn trên màn hình.

  Tiêu điểm
Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT
Trộm tiền, vàng để mua ô tô đưa người yêu đi chơi
Bên trong Trung tâm dạy nghề 39 tỷ đồng bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh
Lẻn vào nhà hiếp dâm không thành, dùng dao đâm người
Bắt tạm giam kẻ cầm rựa đuổi đánh 2 phụ nữ gây phẫn nộ cư dân mạng
MR Hunter Lê Khắc Ngọ bị truy nã quốc tế
Nhiều vi phạm tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
 
  Trang chủ I  Nóng 24h   I  Pháp luật   I  Xã hội   I  TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN   I  Giáo Dục   I  Cư dân mạng   I  Gia Đình   I  Thể thao    

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIN TỨC 24H

Giấy phép hoạt động số 34/GP-TTĐT, cấp ngày 12/04/2017

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Mỹ

Điện thoại:0396118118  

Email:[email protected] Website: http://24htintuc.vn