|  Nghệ An   |  Hà Tĩnh   |  Thanh Hóa   |  Quảng Bình   |  Hà Nội   |  Hồ Chí Minh   |  Đà Nẵng    
>> PHÁP LUẬT | HỒ SƠ VỤ ÁN

Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 1]: Tranh chấp dai dẳng
Tin đăng ngày: 7/9/2023 - Xem: 8181

Công tác điều tra, đo đạc làm căn cứ phân định, cắm mốc ranh giới rừng của tỉnh Nghệ An không đến nơi đến chốn, đây chính là nguồn cơn đẩy mâu thuẫn leo thang.

Ông Lầu Bá Xềnh, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Càn đưa tay hướng về khu vực tranh chấp dai dẳng. Ảnh: Việt Khánh.

Hệ lụy lịch sử để lại

Dù trải qua nhiều công đoạn nhưng đến nay kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa được phê duyệt. Diễn biến đứt đoạn này làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, từ đó làm căn cứ phân định, cắm mốc ranh giới, tiến tới đẩy nhanh chủ trương giao đất, giao rừng.

Được biết, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 4213/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 về việc ban hành Đề án giao rừng, gắn với giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2018-2021; Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 về việc gia hạn thời gian thực hiện đến năm 2023. Tuy nhiên ghi nhận đến hết năm 2022, toàn tỉnh mới tiến hành giao rừng gắn với giao đất được hơn 158.000 ha, đạt 59,68%.

Mốc giới thực địa chưa rõ ràng, số liệu thực tế “vênh” qua từng giai đoạn khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng rất khó khăn, đồng thời là nguồn cơn của tranh chấp, kiện tụng, lấn chiếm đất rừng trái luật gây nhức nhối khắp các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu…

Quy hoạch 3 loại rừng không đến nơi đến chốn là nguồn cơn của những tranh chấp, mâu thuẫn. Ảnh: Quốc Toản.

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngành chức năng tỉnh Nghệ An lý giải hàng loạt nguyên do: Quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trước đây thực hiện không đồng bộ với công tác quy hoạch; giải quyết đền bù, thu hồi đất không dứt điểm; quy hoạch chồng chéo lên đất rừng đã giao…

Lấy thực tế tại Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, vốn được xem là chủ rừng sở hữu nhiều diện tích nhất sẽ thấy rõ bất cập. Dù đã “biến tấu” nhiều lần nhưng đến nay các cấp ngành chức năng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, các con số thi nhau nhảy múa chẳng biết đường nào mà lần.

Từ mốc trên 172.549 ha giai đoạn 2003 - 2007 tụt xuống 168.140 ha thời kỳ 2007 - 2014, giai đoạn 2014 - 2019 tiếp đà giảm sâu xuống còn 162.204 ha. Năm 2019 đoàn điều tra quy hoạch lâm nghiệp thực hiện rà soát, điều chỉnh quỹ đất trên cơ sở chồng xếp ranh giới 3 loại rừng lại ấn định diện tích 172.768 ha, khá tương đồng so với… thời điểm đầu (?!)

Số liệu thực tế tại Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn "nhảy nhót" qua từng giai đoạn. Ảnh: Việt Khánh.

Trong khi đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất của ngành Tài nguyên và Môi trường thể hiện Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đang sử dụng đến 185.584 ha, tựu chung vênh nhau khoảng… 13.000 ha. Từ thực tế này thấy rằng việc tranh chấp, kiện tụng là lẽ đương nhiên.

Tâm điểm Nậm Càn - Lưu Kiền

Dai dẳng nhất, băn khoăn nhất là cuộc tranh chấp của người dân 2 xã Lưu Kiền (huyện Tương Dương) và Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) xung quanh diện tích 3.120 ha đất rừng.

Trong lá đơn khiếu nại gửi đến lãnh đạo tỉnh Nghệ An vào tháng 6/2021, Trưởng bản Nậm Khiên 1 Lầu Nhìa Xồng; Trưởng bản Nậm Khiên 2 Lầu Tồng Chò, đại diện cho 165 hộ dân tại 2 bản Nậm Khiên 1, 2 của xã Nậm Càn khẳng định: “Không đồng ý Kết luận số 1767 ngày 20/10/2017 của Ban chỉ đạo Dự án 513”.

Trên tinh thần đó, dân bản Nậm Khiên 1, 2 đã biểu quyết 100% ý kiến khiếu nại với các cấp có thẩm quyền, yêu cầu tổ chức “hiệp thương lại” bằng cách điều chỉnh đường ranh giới giữa xã Nậm Càn và Lưu Kiền với lý do “người dân xã Lưu Kiền lấn chiếm vào sâu toàn tuyến của xã Nậm Càn diện tích 3.120 ha”.

Đốt nương làm rẫy là phong tục đã ăn sâu vào máu của đồng bào Mông tại Kỳ Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Theo phản ánh của người dân Nậm Càn, trước đây nhân dân xã Nậm Càn và Lưu Kiền có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, thể hiện rõ qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và phỉ Châu Phà, nhưng mọi thứ dần thay đổi khi tấm bản đồ 364 ra đời.

“Bản đồ 364 thể hiện đoạn đường ranh giới lấn sâu vào đất Nậm Càn toàn tuyến 3.120 ha. Chúng tôi không chấp nhận vì đây là bản đồ giả dối do một số cá nhân có chức quyền của 2 xã thông đồng, tự lập, tự ký, đóng dấu. Đề nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền làm trung gian lấy diện tích tranh chấp chia đôi để đảm bảo quyền lợi chính đáng”, nội dung trong đơn kiến nghị thể hiện.

Sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 14/6/2021 UBND tỉnh Nghệ An đã giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn kiểm tra, tham mưu hướng giải quyết. Hơn 2 năm qua hàng loạt các buổi hiệp thương đã được tổ chức nhưng kết quả không nói lên nhiều điều, mọi thứ cơ bản vẫn dậm chân tại chỗ, những băn khoăn, thắc mắc vẫn chưa được hóa giải.

Ông Lầu Bá Xềnh, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Càn xác nhận quá trình hiệp thương chưa mang lại kết quả: “Bấy lâu dân Nậm Càn vẫn làm ăn, canh tác, chăn thả gia súc trên phần đất này, nương rẫy, trang trại của nhân dân nằm tất ở đó, đùng cái lấy bản đồ 364 ra phân định là không được. Có những đặc điểm, cơ sở để xác thực nguồn gốc đó của người dân Nậm Càn, bởi lẽ đồng bào người Thái (huyện Tương Dương) vốn dĩ không làm nương rẫy trên đất dốc, ở đâu bằng phẳng thì họ làm ruộng thôi. Lâu nay người dân Lưu Kiền không đến đó, cũng không làm gì”.

Để củng cố niềm tin, Bí thư Lầu Bá Xềnh nhắc đến những bậc cao niên có uy tín trong cộng đồng, xem đây là nhân chứng sống có thể giải đáp những khúc mắc. “Dưới bản Nậm Khiên có già Lầu Xây Phia, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Càn qua nhiều thời kỳ am hiểu tường tận việc này. Để tôi đưa anh xuống hỏi cho cặn kẽ”, ông Xềnh nói.

Sau chừng 30 phút vắt vẻo, đánh vật trên cung đường khổ ải, rốt cuộc cũng đến được nhà già Lầu Xây Phia. Gạt chân chống xe đỗ xịch trước cổng, ông Xềnh cất tiếng gọi: "Già Phia ơi, có khách dưới xuôi lên thăm này”. “Chờ chút, mình ra ngay đây”, trong nhà tức thì vang lời đáp.

Già Lầu Xây Phia (phải) "nhân chứng sống" am hiểu từng tận nguồn cơn sự việc mong mỏi các cấp ngành nhìn nhận thấu tình đạt lý. Ảnh: Việt Khánh.

Nhâm nhi chén trà nóng trong không gian khá yên ắng, tôi lân la hỏi gia cảnh, rằng vợ chồng già có mấy người con? Công việc có ổn định không? Thu nhập đủ sống không? Già Lầu Xây Phia không chút giấu giếm: “Nhiều con lắm, tận 12 đứa, 7 trai, 5 gái, tất cả đều đã lập gia đình, đa số chúng nó đều làm ăn xa. Đất nơi đây độ dốc cao, lại xói mòn hết cả, thành thử chỉ chuyên tâm làm rẫy không thôi thì thiếu ăn, phải kết hợp phát triển chăn nuôi trang trại mới đảm bảo được sinh kế. Giờ rừng tái sinh nhiều nên quỹ đất trồng cỏ cho trâu cũng bò thu hẹp lại, kết hợp biến động thị trường, giá cả giảm mạnh nên chỉ nuôi cầm chừng thôi”.

Già Phia nay đã ngoài 75, dù tuổi cao nhưng còn minh mẫn, tràn đầy nhiệt huyết. Khi đề cập đến cuộc tranh chấp dai dẳng giữa đôi bên, già Lầu Xây Phia nghiêm nghị: “Số liệu, cơ sở thực tế trước đây rất chính xác, có đồi núi, có khe suối đàng hoàng. Khi bản đồ 364 ra đời lại phủ nhận tất cả, mà theo tôi được biết thì đâu riêng gì khu vực này, nhiều điểm khác cũng tranh chấp tương tự đấy thôi. Vấn đề giữa Nậm Càn và Lưu Kiền dây dưa mãi rồi, kéo dài gần 30 năm vẫn chưa giải quyết xong. Bao thế hệ đã sống, đã canh tác, ăn đời ở kiếp trên mảnh đất ấy, chúng tôi không thể từ bỏ được, đồng thời không chấp nhận đường ranh giới phân định của bản đồ 364. Yêu cầu tỉnh Nghệ An, 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương giữ nguyên hiện trạng như trước kia, hoặc phân chia thấu tình đạt lý, trên tinh thần tôn trọng giá trị lịch sử, tôn trọng người dân bản địa".

Trước sau, già Lầu Xây Phia nhất mực quả quyết: “Ai cố tình làm sai người đó phải chịu trách nhiệm, riêng quyền lợi chính đáng của người dân phải được đảm bảo”.

“Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở TN-MT, Sở NN-PTNT cùng 2 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương thành lập đoàn công tác đi kiểm tra, khảo sát thực địa để tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý. Tinh thần sẽ dựa vào tính pháp lý của bản đồ 364, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn và phong tục tập quán của đồng bào để xác định đường ranh giới phù hợp với quy định của pháp luật, cũng như thỏa mãn một phần nhu cầu của người dân”, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ thông tin.

Tác giả: Việt Khánh

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

 
Từ khóa: Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 1]: Tranh chấp dai dẳng ,

Hồ sơ vụ án khác:

6/5/2024 - Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex
25/4/2024 - Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp
23/4/2024 - Mẹ nữ sinh giao gà mong những người sát hại con gái nói ra sự thật
21/4/2024 - Điều tra vụ thiếu nữ 16 tuổi bị sát hại trong phòng trọ
5/4/2024 - Trốn trại về quê làm hồ sơ hưởng chế độ thương binh
11/3/2024 - Nghệ An: Công an “quy phục” đối tượng trốn truy nã
9/3/2024 - Lời khai kẻ dẫn dụ tài xế xe ôm công nghệ vào bãi đất trống
8/3/2024 - Cựu Cục trưởng mất bình tĩnh khi khai báo về số tiền 5,2 triệu USD nhận hối lộ
5/3/2024 - Gần 200 luật sư xếp hàng làm thủ tục vào phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát
1/3/2024 - Lợi dụng hoãn thi hành án, bà bầu lừa đảo thêm 3 tỷ đồng
1/3/2024 - Truy tố ông Trần Quí Thanh và hai con gái chiếm đoạt hơn 1.040 tỉ đồng
29/2/2024 - Uẩn khúc từ vụ tố cáo bị hiếp dâm
27/2/2024 - Gom tiền thợ xây để buôn ma túy
26/2/2024 - Truy tìm phạm nhân trốn khỏi trại tạm giam công an tỉnh
5/2/2024 - Bắt đối tượng hiếp dâm, cướp tài sản
 
  Video Clips
  Phóng sự ảnh
Vợ không cho "quan hệ" dù tôi đã ăn năn sau lần ngoại tình

Tôi đã trót dại quan hệ ngoài luồng và bị chính em trai của vợ phát hiện. Từ khi ấy, mỗi khi tôi chạm vào người, cô ấy phản ứng rất mạnh và tỏ thái độ ghê tởm...

Man Utd thua tan nát trước Crystal Palace

Rạng sáng 7/5 (giờ Hà Nội), MU thua 0-4 trên sân nhà của Crystal Palace ở vòng 36 Premier League.

Chuyên gia khuyến cáo người mua cảnh giác với nhà không vững pháp lý

Nhờ các chính sách hỗ trợ kỷ lục, trả góp linh hoạt, cố định lãi suất suốt thời gian vay mà thị trường bất động sản thu hút mạnh mẽ dòng tiền từ người mua ở thực khi giá nhà tăng tốc. Chuyên gia cho rằng cần tỉnh táo với pháp lý, chọn mặt gửi vàng vào chủ đầu tư uy tín.

Lùm xùm việc học sinh điểm thấp vẫn được lựa chọn dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh

Tại kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9, TP Vũng Tàu, một số phụ huynh bức xúc khi 8/12 em lớp nguồn có điểm thấp hơn nhưng lại được chọn để dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh

Nạn nhân kể lại cuộc 'trốn chạy' trong vụ sạt lở lán trại thi công đường dây 500 kV

Đang trú mưa tại lán trại ở gần khu vực công trình Đường dây 500 kV mạch 3, nhóm công nhân bất ngờ nghe tiếng động lớn. Phát hiện một khối lượng đất đá đang cuộn theo dòng nước đổ xuống lán trại nên cả nhóm hô hoán và bỏ chạy.

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn Casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Danh tính 18 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình đường dây 500 kV ở Hà Tĩnh

Liên quan đến vụ sạt lở tại công trình đường dây 500 kV ở Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi các nạn nhân tử vong để điều tra.

  Tiêu điểm
Choáng với số ma túy dạng "cỏ Mỹ" trong người cụ bà 69 tuổi
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Người cựu binh và những ký ức hào hùng
Hợp tác xã Lộc Hà có lợi dụng xây chợ để bán nền?
Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex
Vụ án loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên
Điều tra nghi án chồng sát hại vợ trong phòng trọ
Vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, không có vùng cấm, không có ngoại lệ
 
  Trang chủ I  Nóng 24h   I  Pháp luật   I  Xã hội   I  TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN   I  Giáo Dục   I  Cư dân mạng   I  Gia Đình   I  Thể thao    

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIN TỨC 24H

Giấy phép hoạt động số 34/GP-TTĐT, cấp ngày 12/04/2017

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Mỹ

Điện thoại:0396118118  

Email:[email protected] Website: http://24htintuc.vn