|  Nghệ An   |  Hà Tĩnh   |  Thanh Hóa   |  Quảng Bình   |  Hà Nội   |  Hồ Chí Minh   |  Đà Nẵng    
>> KINH-DOANH |

Thấy gì từ dữ liệu về kinh tế phi chính thức, kinh tế ngầm ở Việt Nam?
Tin đăng ngày: 28/8/2023 - Xem: 4281

Khu vực kinh tế phi chính thức đang chiếm khoảng 4,14% quy mô GDP nền kinh tế, trong đó Hà Nội, TP.HCM là hai thành phố có khu vực kinh tế phi chính thức lớn nhất cả nước. Chỉ tính riêng năm 2021 khu vực này cũng đã tạo ra giá trị tăng thêm gần 351.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 14,7 tỉ USD.

kinh-te.jpg
Ảnh minh họa

Khó đo lường kinh tế ngầm và bất hợp pháp

Văn phòng Chính phủ vừa lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về kết quả thực hiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát năm 2022.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã gửi đến Thủ tướng báo cáo kết quả thực Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát năm 2022 và công việc thực hiện năm 2023 (Đề án NOE), với nhiều con số đáng lưu tâm mà bộ này đã đo lường được trong năm vừa qua.

Việc đo lường khu vực kinh tế chưa quan sát được trong nền kinh tế được Bộ KH&ĐT thực hiện dựa trên 5 hoạt động kinh tế, bao gồm: “Hoạt động kinh tế ngầm” là hoạt động kinh tế hợp pháp, nhưng bị giấu diếm một cách có chủ ý nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính và trách nhiệm xã hội; “Hoạt động kinh tế bất hợp pháp” là hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm và các hoạt động kinh tế hợp pháp, nhưng hoạt động khi chưa được cấp phép;

“Hoạt động kinh tế phi chính thức” chưa được quan sát, là bộ phận kinh tế phi chính thức chưa được thu thập thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh; “Hoạt động kinh tế tư sản, tự tiêu” của hộ gia đình, là hoạt động sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm để tiêu dùng và tích lũy cho chính các thành viên của hộ gia đình đó; “Hoạt động kinh tế bị bỏ sót” trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê, là hoạt động kinh tế lẽ ra phải được thu thập thông tin biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia và các chi tiêu thống kê khác, nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập các thông tin đó.

Theo Bộ KH&ĐT, trong 5 thành tố của khu vực NOE, “hoạt động kinh tế bị bỏ sót” trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê đã được Bộ này tiến hành rà soát trong quá trình thực hiện đánh giá lại quy mô GDP năm 2019. Trong khi “hoạt động tự sản tự tiêu” của hộ gia đình và “khu vực kinh tế phi chính thức” đã được thu thập thông tin và tính toán trong phạm vi quy mô GDP.

"Thực hiện Đề án NOE, Bộ KH&ĐT (Tổng cục Thống kê) tiến hành bóc tách 2 thành tố này trong quy mô GDP để đánh giá quy mô trong nền kinh tế, đồng thời phục vụ công tác hoạch định chính sách chính thức hóa khu vực phi chính thức", Bộ này thông tin.

Còn hai thành tố “hoạt động kinh tế ngầm” và “kinh tế bất hợp pháp” là các hoạt động khó thực hiện thu thập thông tin và đo lường nhất. Đến nay, Tổng cục Thống kê mới chỉ xác định được phương pháp đo lường khu vực kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp bằng phương pháp đầu vào lao động và phương pháp cân bằng luồng sản phẩm phù hợp với thông tin hiện có.

Địa phương nào đứng đầu cả nước về kinh tế phi chính thức?

Đánh giá thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức, Bộ KH&ĐT đưa ra một số đặc điểm như: quy mô vốn và lao động nhỏ; không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh; không ký hợp đồng lao động, không có hệ thống sổ sách ghi chép kế toán; không tách biệt tài sản và lao động của cơ sở cho sản xuất và sinh hoạt; không có tư cách pháp nhân.

Từ kết quả đo lường, Bộ KH&ĐT đã đưa ra dữ liệu đáng chú ý về khu vực phi chính thức ở nước ta năm 2020-2021. Cụ thể, số lượng cơ sở phi chính thức năm 2021 chiếm 77,4% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Về tốc độ tăng, thời kỳ dịch bệnh Covid-19 năm 2021, số lượng cơ sở phi chính thức tăng 2,3% so với năm 2020, tương đương tăng khoảng 89.000 cơ sở.

10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ trọng cơ sở phi chính thức lớn nhất chiếm khoảng 36% tổng số cơ sở phi chính thức cả nước (trong đó thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ nhất và thứ hai cả nước với tỷ trọng lần lượt là: 7,16% và 6,82%). Tiếp theo lần lượt là: Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bắc Ninh, Thái Bình, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương.

Đây là các thành phố có quy mô kinh tế lớn, tập trung đông dân cư, người lao động, cũng là nơi quy tụ các hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và các hoạt động dịch vụ thị trường, nhỏ lẻ.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, lao động làm việc tại các cơ sở phi chính thức năm 2021 chiếm 74% tổng số lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Số lao động bình quân làm việc tại một cơ sở phi chính thức năm 2021 từ khoảng 1-2 lao động/cơ sở, trong đó thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh có số lao động bình quân lần lượt là: 1,8 người/cơ sở và 1,7 người/cơ sở.

10 tỉnh, thành phố có tỷ trọng doanh thu phi chính thức năm 2021 lớn nhất chiếm khoảng 40% tổng doanh thu toàn khu vực phi chính thức cả nước, trong đó thành phố Hà Nội chiếm 7,43% tổng doanh thu khu vực phi chính thức cả nước; thành phố Hồ Chí Minh chiếm 4,48%.

Giá trị tăng thêm khu vực phi chính thức năm 2021 chiếm 4,14% quy mô GDP theo giá hiện hành. Kết quả này đã được thu thập, tính toán bao gồm trong quy mô GDP cả nước năm 2021 và được tính toán, bóc tách riêng cơ cấu của khu vực phi chính thức trong quy mô GDP năm 2021 phục vụ thực hiện Đề án NOE.

Nếu xét theo ngành kinh tế, giá trị tăng thêm khu vực phi chính thức công nghiệp và xây dựng năm 2021 chiếm 26,95% tổng giá trị tăng thêm khu vực phi chính thức; khu vực phi chính thức dịch vụ chiếm 75,52%. Trong các ngành kinh tế, ngành bán buôn bán lẻ chiếm 32,59%, cao nhất trong các ngành; tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 20,4%; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống chiếm 12,95%.

Còn xét theo vùng kinh tế, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng tạo ra giá trị tăng thêm khu vực phi chính thức năm 2021 lớn nhất, đạt 104,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,7%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 76,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,8%; vùng Đông Nam Bộ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,8%; vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 58,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,7%; vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,3%; thấp nhất là vùng Tây Nguyên chỉ đạt 16,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,6%.

Như vậy khu vực kinh tế phi chính thức cả nước năm 2021 đã tạo ra giá trị tăng thêm gần 351.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 14,7 tỉ USD.

 

Theo cong ly.vn

Từ khóa: Thấy gì từ dữ liệu về kinh tế phi chính thức, kinh tế ngầm ở Việt Nam? ,

khác:

27/4/2024 - Hùng hổ đi bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đến lật chăn ả tiểu tam thì phải bật cười ha hả khi nhìn rõ gương mặt
27/4/2024 - Ngân 98 muốn cưới chồng, đẻ con cho đỡ thị phi sau vụ kiện Nam Em, Quế Vân
27/4/2024 - Mắc lỗi dẫn đến bàn thua, Quan Văn Chuẩn nói gì?
27/4/2024 - Năm 2024, mức tiền lương, thưởng cho người lao động làm việc vào dịp lễ 30/4 - 1/5 được quy định ra sao?
27/4/2024 - Rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết
27/4/2024 - Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
27/4/2024 - Cháy lớn tại Brazil, ít nhất 10 người thiệt mạng
27/4/2024 - Cơ quan CSĐT Bộ Công an có mặt tại nhà riêng cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
26/4/2024 - Nóng: Nghi án giết người phân xác rúng động ở Đồng Nai
26/4/2024 - Hoang tưởng ghen tuông, người phụ nữ điên cuồng kiểm soát chồng
26/4/2024 - Quen qua mạng, 3 thiếu niên 15 tuổi dụ bé gái 13 tuổi về nhà giở trò đồi bại
26/4/2024 - Cách nào để Giang Nam Petrol nhanh chóng 'thâu tóm' loạt Dự án "đất vàng" ở Hà Tĩnh?
26/4/2024 - Thắng Hàn Quốc, U23 Indonesia gây địa chấn tại giải châu Á
26/4/2024 - Làm rõ thông tin một giảng viên ở Huế bị tố vòi tiền, đòi đi karaoke 'đồi trụy'
26/4/2024 - Giết người phân xác rùng rợn ở Thái Lan, Yakuza Nhật vào tầm ngắm
 
  Video Clips
  Phóng sự ảnh
Hùng hổ đi bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đến lật chăn ả tiểu tam thì phải bật cười ha hả khi nhìn rõ gương mặt

Đứng lấp ló gần đó, tôi thấy chồng đi ra khỏi khách sạn với một người phụ nữ tôi không nhìn rõ mặt

Ngân 98 muốn cưới chồng, đẻ con cho đỡ thị phi sau vụ kiện Nam Em, Quế Vân

Ngân 98 cho biết, cô cảm thấy rất bận rộn và mệt đầu khi theo đuổi vụ kiện nên mong muốn lấy chồng, sinh con.

Mắc lỗi dẫn đến bàn thua, Quan Văn Chuẩn nói gì?

Quan Văn Chuẩn cho biết Iraq không chơi tốt hơn và chỉ thắng nhờ sai lầm của hàng thủ U23 Việt Nam.

Năm 2024, mức tiền lương, thưởng cho người lao động làm việc vào dịp lễ 30/4 - 1/5 được quy định ra sao?

Trường hợp đi làm ngày lễ, người lao động sẽ nhận được lương làm thêm giờ với mức lương được trả tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm.

Rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đang chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc rà soát chất lượng học sinh yếu, kém và có kế hoạch phụ đạo để giúp các em theo kịp chương trình.

Cháy lớn tại Brazil, ít nhất 10 người thiệt mạng

Ngày 26/4, hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một khách sạn cũ ở thành phố Porto Alegre, thủ phủ của bang Rio Grande do Sul ở miền Nam Brazil, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng.

Dân mang cây chặn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

Cho rằng đơn vị thi công nổ mìn làm nứt, lún nhà cửa chậm trễ chi trả tiền đền bù, người dân mang cây cối lên chặn ngang cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

  Tiêu điểm
Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
Cơ quan CSĐT Bộ Công an có mặt tại nhà riêng cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
Nóng: Nghi án giết người phân xác rúng động ở Đồng Nai
Công an điều tra nghi vấn thi thể lâu ngày trong căn hộ ở Hà Nội
Thêm một phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt tạm giam
Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực
Hà Tĩnh: Nghi vấn công trình cải tạo hồ Bình Sơn thi công sai phê duyệt?
 
  Trang chủ I  Nóng 24h   I  Pháp luật   I  Xã hội   I  TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN   I  Giáo Dục   I  Cư dân mạng   I  Gia Đình   I  Thể thao    

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIN TỨC 24H

Giấy phép hoạt động số 34/GP-TTĐT, cấp ngày 12/04/2017

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Mỹ

Điện thoại:0396118118  

Email:[email protected] Website: http://24htintuc.vn